en vi

Biểu đồ thể hiện trạng thái chuỗi cung ứng toàn cầu khi Trung Quốc nới phong tỏa

13/06/2022

Hiện nay chính sách Zero Covid của Trung Quốc đang tạo ra nhiều vấn đề lo ngại cho hệ thống sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Một khi các chiến dịch này được nới lỏng và thông quan, lượng hàng hóa tại đây sẽ rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Nhu cầu vận chuyển ở các cảng biển ở Châu Âu, Mỹ sẽ vấn nạn nan giải đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh.

Gần đây, CNBC cho biết, tình hình chuỗi logistics của Trung Quốc tại các điểm nóng đang có dấu hiệu trì hoãn dòng chảy thương mại, sau khi nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nới lỏng việc phong tỏa.

Việc áp dụng cho các xe tải di chuyển và lưu thông liên thành phố ở Trung Quốc tạo ra nguy cơ cản đường các hoạt động kinh doanh, sản xuất và cung ứng logistics. Điều này được thể hiện khi hàng hóa xuất khẩu tại Thương Hải sang Mỹ đang có dấu hiệu đi xuống. Theo dự tính, thì phải đến tận tháng 6 năm nay thì Thượng Hải mới có thể được mở cửa hoàn toàn một cách sớm nhất.

Các hãng vận chuyển theo đường biển đang tiến hành hủy bỏ một số chuyến hoặc bỏ qua một số cảng trong lộ trình lưu thông để có thể cải thiện và bù đắp cho khoảng thời gian không được mở cửa. Tuy nhiên, sự tin cậy và uy tín của lịch trình vẫn không mấy hiệu quả.

Theo thông tin từ Sea - Intelligence, trung bình các tàu chở hàng sẽ bị trễ 7 ngày so với thời gian dự kiến. Điều này không những tạo ra sự bất ổn mà còn khiến các nhà quản lý chuỗi logistics gặp nhiều khó khăn trong việc lên kế hoạch.

Source img: Sea-Intelligence Aps

Trên nền tảng Xeneta, ông Peter Sand - chuyên gia phân tích cho biết: “Tại bờ Tây, các địa điểm tắc nghẽn liên tục thay đổi dựa vào giải pháp nhà nhập khẩu của Mỹ thực hiện để giải quyết mọi vấn đề về lao động hiện nay.”

Hệ quả là ở các cảng bờ Đông của Mỹ, lượng hàng hóa nhập khẩu phải tiếp nhận với lưu lượng cực kỳ dày đặc, điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, giá thành hợp đồng tăng cao lên đến 150% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Ông Andreas Braun - Giám đốc khu vực tại châu Âu, Trung Đông, châu Phi tại Crane Worldwide nhận định tại CNBC rằng, các doanh nghiệp ở Châu Âu đang rơi vào tình trạng thiếu container rỗng cho việc xuất khẩu. Mối lo ngại về cuộc đình công của công nhân tại cảng Hamburg lớn nhất cử Đức sẽ được tính theo khối lượng hàng hóa cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

“Nguy cơ và hậu quả của cuộc đình công tại cảng Hamburg sẽ làm chậm quá trình hoạt động tại đây, các tàu thuyền chờ dỡ hàng, sự phối hợp giữa các nhà vận tải đa phương thức và khai thác ngày càng kém đi. Dự tính, cảng biển Hamburg sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong thời gian sắp tới” - ông Andreas Braun nói.

Source img: Sea-Intelligence Aps

Ở New York và New Jersey, từ tháng tháng 6 đến tháng 8 năm 2022, lượng tàu thuyền cập bến tại hai cảng biển này sẽ “tăng dựng đứng” khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại.

Theo Giám đốc Bethann Rooney cho biết: “Các container nhập khẩu hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc. Và nó chiếm 29.6% tổng nguồn hàng nhập khẩu của chúng tôi. Tuy nhiên, so với tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc cập cảng Los Angeles và Long Beach thì con số này không thấm vào đâu. Vốn mà chúng tôi bỏ ra vẫn cao hơn so gấp hai lần tại hai cảng biển New York và New Jersey.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực cố gắng giải phóng các container rỗng và hàng nhập khẩu đã nằm tại cảng lâu ngày. Bởi nếu không thực hiện điều này, tình trạng các container gia tăng đột biến từ Trung Quốc sẽ khiến vấn đề này trở nên khó khăn và khó xử lý hơn.”

Tham khảo tại: 

  • https://vietnambiz.vn/hai-bieu-do-the-hien-trang-thai-chuoi-cung-ung-toan-cau-sau-khi-trung-quoc-noi-phong-toa-20226795945336.htm
  • https://www.cnbc.com/2022/06/06/these-charts-show-state-of-supply-chain-as-china-eases-covid-lockdowns.html

Dịch vụ

Tin nổi bật

Tin tức liên quan

What solutions for Vietnamese businesses to join the supply chain?

What solutions for Vietnamese businesses to join the supply chain?

12/03/2024
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á

12/03/2024

Ngày 21/2/2024, Bộ Công Thương đã ra thông báo về ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai các giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước C5 khu vực Trung Á.

C5 bao gồm 5 nước Cộng hòa thuộc Trung Á là: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Takjikistan, Turkmenistan, Uzbekistan. Đây là những quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Việt Nam và việc tăng cường hợp tác với khu vực này thường xuyên được Lãnh đạo cấp cao hai Bên quan tâm thúc đẩy trong thời gian vừa qua. Mặc dù vậy, hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và C5 hiện vẫn ở mức rất khiêm tốn, trong khi đó hai Bên hiện vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa hợp tác.

Container rỗng gập lại và giải pháp hạn chế tắc nghẽn ở cảng biển

Container rỗng gập lại và giải pháp hạn chế tắc nghẽn ở cảng biển

22/02/2023
BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2023

BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2023

16/02/2023

BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2023

Năng lực được chứng nhận